Trong hơn 15 năm, Exness luôn cam kết mang tới cho khách hàng sự minh bạch tuyệt đối về giá cả và khớp lệnh. Tuy nhiên, để nhà giao dịch có thể hiểu đầy đủ về hoạt động bên trong của các thuật toán định giá và chênh lệch của chúng tôi thì việc cung cấp cho nhà giao dịch quyền truy cập vào toàn bộ lịch sử thay đổi giá của chúng tôi là chưa đủ.

Với tâm thế đó, chúng tôi xin cung cấp phần đầu tiên trong một chuỗi gồm năm phần, qua đó, bạn sẽ không chỉ thấy cách định giá của Exness mà còn thấy cả cách mà hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn thực hiện công việc này.

Bước đầu tiên là phân tích một trong những thuật ngữ căn bản và thường bị hiểu nhầm nhiều nhất trong kinh doanh – thị trường phi tập trung.

Thị trường OTC là gì?

Thị trường OTC đóng vai trò quan trọng trong không gian tài chính. Thị trường này cung cấp những cấu trúc giao dịch linh hoạt và cho phép người tham gia tiếp cận nhiều loại tài sản. Thị trường OTC thường có chi phí giao dịch và yêu cầu pháp lý thấp hơn so với các sàn giao dịch truyền thống.

Thị trường OTC khác với sàn giao dịch như thế nào?

Thị trường phi tập trung (OTC) được tạo thành bởi những người tham gia độc lập, phi tập trung. Tại đó, hai bên giao dịch các sản phẩm giao dịch tài chính ở mức giá mà họ thỏa thuận, không có sàn giao dịch tập trung ở giữa.

Nhiều bên tham gia thị trường đều có tham gia vào giao dịch OTC, trong đó có cả quỹ bảo toàn rủi ro, ngân hàng đầu tư, nhà tạo lập thị trường như Exness và nhiều tổ chức tài chính khác. Nói một cách đơn giản, bất kỳ giao dịch nào được hoàn tất không thông qua thực thể tập trung trung gian thì đều được coi là giao dịch OTC. Ví dụ: nếu bạn mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng từ hàng xóm thì giao dịch này được coi là giao dịch OTC vì không có thị trường trung tâm nào dành cho ô tô đã qua sử dụng đảm nhiệm việc cung cấp một mức giá chính thức. Mức giá giao dịch được xác định tùy theo quyết định của bạn và người bán.

Thị trường OTC và giá cả

Trong thị trường OTC, cùng một tài sản sẽ được giao dịch trên nhiều thị trường riêng lẻ. Điều này tất yếu dẫn đến việc giá cả giữa các thị trường riêng lẻ sẽ khác nhau, vì các giao dịch khác nhau trong mỗi thị trường riêng lẻ đều làm giá thay đổi. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ đảm bảo rằng những chênh lệch này không tồn tại quá lâu. Vì lý do tương tự, chênh lệch cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cả lượng thanh khoản hiện có và mong muốn giao dịch của người cung cấp mức giá.

Hãy cùng xem một ví dụ khác

Khi đến các ngân hàng khác nhau để đổi tiền, bạn có thể nhận thấy rằng mỗi ngân hàng lại đưa ra một tỷ giá hối đoái hơi khác nhau; sự khác biệt này cũng tương tự như ở thị trường OTC, vì các ngân hàng đặt tỷ giá của mình dựa trên chi phí, cung, cầu và đánh giá rủi ro của riêng họ. Điều này có thể dẫn đến giá cả và chênh lệch của cùng một loại tiền tệ tại mỗi ngân hàng sẽ hơi khác nhau. Một số ngân hàng có thể đặt tỷ giá theo ngày với chênh lệch rộng, còn những ngân hàng khác có thể cập nhật tỷ giá của họ theo thời gian thực và đưa ra chênh lệch hẹp hơn.

Để hình dung đơn giản hơn nữa, hãy quay lại ví dụ về chiếc ô tô. Bạn mua ô tô của hàng xóm vì biết rằng giá của một chiếc ô tô cùng loại thường sẽ cao hơn. Sau đó, bạn quyết định bán chiếc ô tô này đi với giá cao hơn, thế là bạn rao bán trên thị trường mua bán xe lớn nhất. Nhờ cơ hội kinh doanh chênh lệch giá tồn tại giữa các thị trường riêng lẻ khác nhau mà bạn có thể kiếm được lợi nhuận.

Cái nhìn sâu hơn về kinh doanh chênh lệch giá

Động lực của thị trường luôn thay đổi, bạn phải rất nhanh thì mới có thể tận dụng sự thiếu hiệu quả về giá, nhất là khi giao dịch trực tuyến vì tại đó, bạn phải cạnh tranh với các thuật toán khác được lập trình để khai thác những cơ hội này. Bạn sẽ tìm thấy những cơ hội này ở khắp mọi nơi – không chỉ trên thị trường ngoại hối mà còn tại các thị trường khác nữa.

Kim loại giao ngay, năng lượng, chỉ số và tiền kỹ thuật số cũng không nằm ngoài hiện tượng này. Vào cùng một thời điểm, một tài sản có thể có các mức giá khác nhau tại những nơi khác nhau.

Người tham gia có thể kiếm tiền bằng cách mua tài sản ở nơi bán rẻ và bán ở nơi đang có giá cao, tận dụng những chênh lệch giá có thể đang tồn tại giữa các thị trường, nền tảng giao dịch hoặc vị trí địa lý khác nhau để thu được lợi nhuận từ những sự khác biệt này.

Kết luận

Lúc này, chúng ta đã phân tích xong định nghĩa về thị trường OTC, cũng như đã khám phá được sự phức tạp của các biến thể về giá và hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Giờ ta hãy xem xét kỹ hơn về cách mà giá thực sự được định ra. Bài viết tiếp theo trong loạt bài này sẽ khám phá logic chi phối việc định giá, không chỉ tại Exness mà còn trên toàn ngành nói chung.

Web đăng ký Exness: Exness.com

1 thoughts on “Pricing in the OTC market – A look inside the Exness trading engine

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *